Top Ad unit 728 × 90

Lưu Điện Trung, một dấu chân phong trần

Tác giả: Ân Ba (Trung Quốc)

Biên dịch: Trịnh Duy Phong


1. MỞ ĐẦU

Có một vị triết học nào đó đã từng nói rằng, một người không có lai lịch thật vô vị. Kỳ đàn danh tướng Lưu Điện Trung không chỉ là một người có lai lịch, hơn nữa lai lịch của Lưu rất phong phú.

Đội cờ Hà bắc là một đội có trình độ, thực lực hùng hậu, ở trong các giải đấu thường thể hiện rất tốt, chiến tích huy hoàng, là đội mạnh trên kỳ đàn kế tiếp Quảng đông và Thượng hải. Lưu với tư cách là người đặt nền móng, huấn luyện viên của đội, vừa là người xông pha lập công, lại vừa là người dốc bỏ tâm huyết vì đội.

Nói đến danh sư xuất cao đồ, sau khi Lưu tiếp nhận dạy đội cờ Hà bắc, trước sau đã đào tạo ra 2 đặc cấp đại sư Lý Lai Quần, Hồ Minh và các đại sư như Diêm Văn Thanh, Trương Giang, Hoàng Dũng… Trong đó Lý Lai Quần là người đầu tiên bên này sông Hoàng hà vô địch giải cá nhân toàn quốc, Hồ Minh là người vô địch toàn quốc và thế giới nhiều nhất của bên nữ.

Lưu công thủ toàn diện, đối với khai trung tàn cục đều có những sáng tạo và nghiên cứu, đặc biệt đối với lý luận cờ tướng lại càng có những kiến giải độc đáo, nhân sỹ giới cờ nói: “Lưu Điện Trung là người phát triển lý luận cờ tướng” quả không ngoa.

Lưu Điện Trung một lòng hướng về cờ. Ngoài huấn luyện, dạy cờ, Lưu dùng thời gian ngoài giờ đưa ra các chủ trương học thuyết của bản thân, là người xuất bản sách cờ nhiều nhất trong giời cờ. Có người nói Lưu Điện Trung “ thời gian đi làm là……. Thời gian tan ca ông là một “máy viết”” câu nói ấy ngẫm ra cũng hợp tình hợp lý.

Mỗi khi mọi người nói đến những cống hiến và những thành tựu đạt được của Lưu Điện Trung trong cờ tướng, Lưu luôn không biết nói thế nào, chỉ cười và nói: “nhìn lại con đường đã qua, kể ra cũng có chút dư vị trong tim”

Lưu Điện Trung vì sao từ một đứa trẻ nghèo khó, đi làm công nhân, cuối cùng lại trở thành một danh tướng trên kỳ đàn. Có lẽ qua bài viết dưới đây bạn sẽ tìm được câu trả lời.

2. LÂN LA CÁC SỚI CỜ

Năm 1948, ở Trung quốc xảy ra một biến cố lớn, tiếng pháo chiến tranh giải phóng kinh thiên động địa, nhân dân dân một lòng hướng về giải phóng quân, tin thắng lợi truyền đi khắp nơi; tin quân Tưởng Giới Thạch bại trận liên tiếp truyền đi, vương triều họ Tưởng sắp sụp đổ, những ngày hắc ám sắp qua đi.

Ngày 15 tháng 4 năm ấy, Lưu Điện Trung sinh ra trong một gia đình ở thị xã Đường sơn tỉnh Hà bắc. Tổ tiên Lưu là nông dân, dựa vào trồng trọt mà sinh sống. Đến đời bố Lưu chuyển qua làm công nhân mỏ, làm quần quật nhưng lương công nhân mỗi tháng cũng không quá bảy tám mươi tệ, cả nhà sống nhờ đồng lương ít ỏi đó thật vất vả.

Năm 1953, khi Lưu được 5 tuổi, mẹ Lưu vì bệnh mà qua đời, phía sau Lưu còn có hai em gái, vì gia đình sinh hoạt khó khăn, em gái nhỏ mới ra đời không được bao lâu đã phải đem cho người ta, em gái lớn cũng được đưa về cho tổ phụ tổ mẫu nuôi. Vì vậy, trong suốt một thời gian dài, trong nhà chỉ có Lưu và bố Lưu.

Một đứa trẻ một mình ở nhà, làm sao để có thể qua ngyaf, vì bố Lưu mỗi ngày trước khi đi vào mỏ, đều đưa Lưu 5 phân tiền, bảo Lưu mua gì đó mà ăn. 5 phân tiền này, Lưu không thể mua linh tình, mỗi lần sau khi bố đi làm, Lưu đều khóa cửa nhà, tất tả chạy đến một hiệu sách nhỏ. Xe một quyển sách một phân tiền, có đến đấy xem sách mãi dần dần Lưu đã quen mặt chữ.

Cờ tướng ở Đường sơn rất phát triển, dù nơi đây không sản sinh ra kỳ vương, kỳ thánh, nhưng những người thích chơi cờ ở đây rất đâu, khắp các hang cùng ngõ hẽm, trong các công viên, dưới các gốc cây, dưới ánh đèn đường, đâu đâu cũng thấy người ta ngồi chơi cờ.

“Lúc đầu tôi học cờ như thế nào? Đến bây giờ tôi cũng không còn nhớ rõ. Đại khái từ khi 5 tuổi, cả ngày nếu tôi không xem các sách nhi đồng, thì cũng đi xem người ta chơi cờ. Nhà chúng tôi ngay đầu ngõ, nơi đó người ta hay tụ tập chơi cờ. Lúc bắt đầu tôi không biết chơi, chỉ quỳ bên cạnh xem mọi người chơi, thấy mọi người cầm các quân cờ công sát rất thú vị, dần dần yêu thích cờ lúc nào không hay” Lưu nhớ lại.

Lưu Điện Trung sau khi biết các nước chém giết đơn giản, cũng chính thức gia nhập vào đội quân cờ đường phố ây. Bố ngày ngày mưu sinh trong mỏ, còn Lưu ngày ngày mưu sinh nơi đầu đường xó chợ, dù nói không có ai chính thức truyền dạy, nhưng trải qua bao nhiêu kinh nghiệm thực chiến, kỳ nghệ của Lưu nâng cao rất nhanh, về sau này, những người nơi đường phố ấy rất nhanh chóng đã không còn là đối thủ của Lưu.

Khi 7 tuổi Lưu Điện Trung cắp sách tới trường, cho dù như vậy Lưu vẫn dùng tất cả thời gian để chơi cờ, hơn nữa phạm vi chơi cờ ngày càng rộng ra. Gần ga Đường sơn có một công viên, người chơi cờ ở nơi đó rất đông, mỗi ngày từ sáng tới tối tiếng chiếu tướng không ngớt vang. Có một ngày vừa tan học, Lưu không về nhà mà ôm cặp sách lân la ra ga. Từ xa Lưu đã nhìn thấy không ít người đang ngồi chơi cờ, Lưu vội vàng chạy tới đó, chỉ thấy một lão hán đang bày cờ thế, mọi người đứng xung quanh nhao nhao bàn luận, nhưng chẳng ai pháo giải nổi. Lưu sau khi nhìn ván cờ một cách cẩn thận, trong đầu đột nhiên có cách giải, bèn không kìm nổi vui mừng mà nói lớn: “thế này cháu có thể giải’. Nhưng trong túi Lưu khi ấy, một phân tiền cũng chẳng có.

Ngày ấy ở các sới cờ của Đường sơn có một luật bất thành văn, muốn giải một thế cờ phải đặt 5 phân tiền, đó gọi là tiền bàn. Người giải cờ thế trước tiên phải đặt 5 phân tiền cho sới chú, nếu giải không được, 5 phân tiền đó thuộc về sới chủ. Nếu giải được, sới chủ hoàn lại tiền bàn và còn đưa thêm 5 phân tiền. Lưu dù có thể giải được thế ấy, nhưng khổ nỗ không có tiền, đành im lặng đứng nhìn tiếp.

Nghe Lưu nói có thể giải, mọi người xung quanh liền bảo cậu: “nếu cậu có thể giải thế này thì mau chóng giải đi
“Nhưng cháu không có tiền” Lưu ấp a ấp úng nói

Bỗng có một người đứng ở đó nói: “ván cờ này nếu cậu thua tôi sẽ trả tiền, còn nếu thắng, chúng ta mua gì đó ăn” nói xong, con người hào sảng đó móc túi đưa 5 phân tiền cho sới chủ.

Lưu Điện Trung liền ngồi xuống chơi, trải qua một đợt chém giết, rất nhanh Lưu đã cầm được tướng đối phương.

Phàm là những thế cờ bày nơi các sới, thông thường là những ván cờ hòa, nhưng thế sới chủ bày nơi đây là thế cờ tử, vì thế bị Lưu phá giải. Sau chuyện đó, Lưu còn biết thêm rằng, sới chủ chính là bạn học tốt nhất của ngoại tổ phụ, trong tay không có tiền, bèn lấy một thế cờ ra bày, muốn kiếm chút tiền, không ngờ thế đầu tiên bày ra bị Lưu phá giải. Sau này Lưu nhớ lại: “phàm là người bày cờ thế, thông thường mà nói gia đình đều rất nghèo, bạn thắng người ta, là cướp đi bát cơm của người ta. Vì thế, mỗi khi nhắc tới chuyện này, tôi vẫn cảm thấy có chút hổ thẹn.”
Cùng với trình độ kỳ nghệ không ngừng được nâng cao, thì Lưu ngày càng “nghiện” cờ, các hang cùng ngõ hẽm, các công viên của Đường sơn, nơi đâu cũng có in dấu chân Lưu.

Lưu Điện Trung thời thơ ấu, ngoài yêu cờ còn rất thích đọc sách. Dù trình độ văn hóa của bố không cao, nhưng luôn luôn thích đọc các tiểu thuyết kiếm hiệp, Lưu cũng vì thế mà đọc cùng bố. Vì trong thời gian học tiếu học, Lưu đọc không ít các loại sách, đó trở thành cơ sở về sau để Lưu đọc binh thư chiến lược, nghiên cứu kỳ luận. Ngoài ra, Lưu còn thích xem kịch xưa, có những cảnh còn in rất đậm sâu trong tâm trí Lưu.

Đó là một đêm đông lạnh giá, sau khi Lưu chơi cờ xong, một vị chủ nhiệm câu lạc bộ đưa Lưu đi xem kịch, trên sân khấu diễn vở “Lý Huệ nương”, khi diễn tới đoạn Lý Huệ Nương đòi mạng, Lưu sợ hãi vô cùng, trên đường về nhà, cảnh ấy cứ chập chờn trong đầu Lưu. Lúc ấy, với Lưu mà nói, tất cả xung quanh dường như đều là ma quỷ. Do vậy, Lưu lại liên tưởng tới cái chết thảm của một người bạn có ngoại hiệu “đại đồng tử’, “đại đồng tử là một công nhân mỏ, chết do sạt núi, Lưu càng nghĩ càng sợ, bèn chạy nhanh về nhà, về nhà là trùm chăn kín mít, nhưng làm sao có thể ngủ được. Rồi lưu lại nghĩ tới cảnh bố làm trong mỏ, nghĩ tới tương lai của mình, trong lòng Lưu mờ mịt, Lưu thầm nghĩ: ‘đợi khi mình lớn lên, nói gì thì cũng nhất quyết không làm công nhân mỏ. Vậy mà, con một công nhân mỏ có thể làm gì để sống đây?
3. “Đái đạo” lão sư

Hoàn cảnh gia đình Lưu Điện Trung lại tiếp tục phát sinh thay đổi

Năm Lưu Điện Trung 10 tuổi, bố Lưu cưới mẹ kế. Gia đình vốn dĩ đã nghèo, mẹ kế không chỉ mang tới thêm một em trai, hơn nữa không lâu sau lại sinh tiếp một em trai và một em gái, vậy là nhà Lưu có tổng cộng 4 đứa trẻ, một gia đình 6 miệng ăn hoàn toàn chỉ dựa vào đồng lương công nhân mỏ ít ỏi của bố Lưu để duy trì cuộc sống. Năm 1959, bố Lưu mắc bệnh nặng, cuộc sống gia đình trở nên vô cùng khó khăn.

Năm 1962, Lưu khi ấy 13 tuổi, bước vào những năm đầu cấp 2, theo lý mà nói, đây là quãng thời gian hồn nhiên, ngây thơ nhất của đời người, cũng chính là lúc thân thể cần được chăm sóc, dưỡng dục. Vậy mà Lưu khi ấy, mỗi tháng lương thực chỉ được 23 cân, mỗi ngày bình quân chỉ có 7 lạng, có thể nói khi ấy Lưu chẳng hôm nào được no bụng, nhiều đêm Lưu chỉ biết ôm bụng đói qua đêm. Trường học cách nhà hơn 10 km, nhiều hôm Lưu không nhấc nổi chân bước đi.

“Không thể tiếp tục học, không thể dương mắt chết đói”. Lưu mới bước vào năm đầu cấp 2 đã phải nghỉ học. Lưu phải giải quyết vấn đề “no bụng” trước mắt.

“Chỉ cần có thể kiếm tiền là có thể mua được đồ ăn”, nhưng Lưu khi ấy mới chỉ 13 tuổi đây, Lưu biết phải làm gì đây. Những ngày tiếp theo là những ngày lay lắt nhất đời Lưu, kéo xe, lượm rác… có nghề gì là Lưu chưa từng trải qua. Làm quần quật cả ngày đêm, vậy mà mỗi khi có thời gian rảnh dỗi là Lưu liền bày cờ ra nghiên cứu.
“3 năm vất vả, gian khó” qua đi, Lưu đã giải quyết được chuyện “cái ăn”, vậy là giờ đây Lưu có nhiều thời gian hơn cho cờ tướng. Ở Đường sơn, Lưu đã tìm khắp các cao thủ để tỷ đấu.

Người muốn thành đại nghiệp, hoặc nói là phải làm thành sự nghiệp, khi mới tập tễnh bước chân vào nghề, có thể có một người dẫn đường là điều vô cùng tất yếu. Một điều may mắn là, Lưu đã gặp được một người dẫn đường như vậy.

Đường sơn có một danh thủ tên gọi Lưu Hạc Đình, dù nói trình độ kỳ nghệ cũng không lấy gì làm cao lắm, nhưng Lưu tiên sinh lại rất có tiếng nói trong giới cờ, người ta gọi Lưu tiên sinh là Bá Nhạc kỳ đàn của Đường sơn.

Lưu tiên sinh là một trong những sinh viên tốt nghiệp khóa đầu của đại học giao thông Đường sơn, trong một thời gian dài tiên sinh làm ở viện công nghiệp khai khoáng Trung quốc, sau này do mắc phải bệnh cao huyết áp mà tiên sinh xin nghỉ việc. Gia cảnh tiên sinh vốn sung túc, trong nhà tiên sinh đầy những kỳ thư, tàng bản, có thể nói là muốn gì có nấy. Tiên sinh là một con người hào sảng, những kỳ phổ mà tiên sinh có được, tiên sinh không hề giấu giếm mà luôn hoanh nghênh mọi người tới tham khảo, có lúc tiên sinh còn khẳng khái tặng bạn hữu. Tiên sinh đã tặng “trúc hương trai”, “tượng kỳ phổ đại toàn” cho Vương Gia Lương, Trần Tùng Thuần. Ngoài ra còn phải nhắc đến chuyện, tiên sinh từng đoạt giải quán quân của Đường sơn.

Đó là vào một buổi chiều đẹp trời, tiên sinh tới công viên ga Đường sơn, nhìn thấy từng tốp người đang túm tụm chơi cờ, sau khi đứng xem hồi lâu, vô tình tiên sinh bước lại chỗ một cậu bé vừa gầy, vừa nhỏ đang chơi cờ. Cậu bé thật lợi hại, đánh rất bão tố, luôn luôn đối công kịch liệt. Cậu bé đó chính là “tượng kỳ đặc cấp đại sư” Lưu Điện Trung sau này.

Nhờ giới thiệu, hai người mới gặp mà đã như quen biết từ lâu. Điện Trung gọi Lưu tiên sinh là bá phụ, Lưu tiên sinh gọi Điện Trung là tiểu điệt. Ngay từ lầu đầu giao chiến, Lưu chẳng nể nang gì bá phụ, đánh cho bá phụ tơi tả, nhưng Lưu tiên sinh không giận dỗi mà lấy thế làm vui, từ đó hai người trở thành bạn hữu thân thiết.

Dần dần Lưu trở thành khách quen của Lưu tiên sinh, và phần lớn thời gian trong đó là dùng để xem kỳ thư, kỳ phổ. Trước đây, Lưu phần lớn chơi ở các sới cờ đầu đường xó chợ, không người chỉ điểm, chưa từng tiếp xúc với các kỳ thư. Từ sau khi tiếp xúc với bao kỳ thư, kỳ phổ ở nhà Lưu tiên sinh, Lưu như bắt được vàng, có thể theo đó mà nghiên cứu, làm cho con đường kỳ lộ của Lưu ngày càng trải rộng, trình độ kỳ nghệ cũng không ngừng tăng lên. Sau này, mỗi khi nhắc về tiên sinh, Lưu luôn nói rằng: “Lưu tiên sinh chính là người giúp đỡ tôi nhiều nhất, không có Lưu tiên sinh có lẽ không có Lưu tôi ngày hôm nay”.

Lưu tiên sinh không thẹn là Bá Nhạc của kỳ đàn, đã nhìn thấy Lưu là một kỳ tài cờ tướng, tiên sinh bèn tận lực giúp đỡ Lưu, ra sức mài giũa viên ngọc thô ấy. Tiên sinh luôn cho rằng mình phải có trách nhiệm đào tạo Lưu thành nhất lưu cao thủ, không chỉ đưa cho Lưu bao nhiêu kỳ thư mà còn giúp Lưu gặp gỡ rất nhiều cao thủ. Bởi vậy, mỗi khi nhắc tới quãng thời gian ấy, Lưu luôn kích động nói rằng: “khi ấy, Lưu tiên sinh dựa vào quan hệ xã rộng rãi, thường đưa tôi đi khắp các trà hội của kỳ sơn giao lưu cờ, trong bao nhiêu cao thủ ấy, người để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi chính là Dương Mậu Tống”.

Kỳ đàn phương bắc những năm 40 của thế kỷ trước vô cùng phát triển, cao thủ như rừng, có “bát mãnh”, “tam kiệt”, “nhất danh gia”… “bát mãnh” là chỉ Từ Từ Hải, Kim Hải Long, Trương Đước Quỷ, Na Kiện Đình, Dương Mậu Tống, Hầu Ngọc Sơn, Triệu Tùng Khoan, Long Ái Đình; “tam kiệt” để chỉ Hồ Chấn Châu, Điền Ngọc Thư, Triệu Văn Tuyên; “nhất danh gia” là chỉ Tạ Tiểu Nhiên. Dương Mậu Tống là một trong “bát mãnh”, công sát mãnh liệt, phong cách cờ của Lưu bị ảnh hưởng không. Nhưng Dương Mậu Tống chưa từng nhận dạy người, khi ấy Dương hay ngồi ở các kỳ hội, người khác muốn chơi cờ cùng Dương, chỉ cần bỏ 1 phân tiền trà phí. Lưu không có tiền, tự nhiên tiền trà phí là do Lưu tiên sinh giúp đỡ, nhưng Lưu tiên sinh chưa từng phải trả tiền trà phí, vì Lưu chưa từng thua qua Dương.


Khi ấy, Dương đã có danh phận trên giang hồ, cho nên lần đầu giao thủ với Lưu, Dương kiên quyết nhượng song mã, kết quả bị Lưu kích bại, trà phí đành do Dương trả. Về sau, Dương nhường Lưu một mã, cũng chỉ thua và hòa, cho đến năm 1964, khi Lưu đoạt á quân tỉnh Hà bắc, Dương vẫn kiên quyết nhường Lưu 2 tiên.

Rõ ràng Dương đã không thắng được Lưu, vậy còn nhường cái gì, không sợ thua cờ, đó là sợ ảnh hưởng tới “danh phận”. Trong một quãng thời gian dài, Lưu thường đánh với Dương, vì thế Dương có ảnh hưởng nhất định tới Lưu, nhưng trong thời gian “cách mạng văn hóa”, không biết vì lý do gì Dương Mậu Tống đã tự sát.

4. “tiểu la bốc đầu” của Hắc long giang  

”3 năm thiên tai lụt lội’ cuối cùng rồi cũng qua đi, điều kiện sinh sống cũng bắt đầu đầu dần dần tốt lên. Cùng với trình độ kỳ nghệ không ngừng được nâng cao, ở Đường sơn, Lưu đã ít đối thủ đi, quãng thời gian đó, Lưu chỉ đi cung văn hóa và đi vào trong thành phố giao lưu với một số cao thủ.

Đầu năm 1963, Lưu khi ấy mới 15 tuổi, lần đầu tiên tham gia thi đấu giải toàn Đường sơn, đã liên tiếp kích bại các lộ quần hùng, cuối cùng giành được ngôi quán quân, đây như tiếng sấm nổ giữa trời Đường sơn. Về sau, Lưu lại tham gia giải toàn tỉnh Hà bắc. Giải diễn ra tại cung thể thao Thiên tân, mỗi thành phố được cử hai người, chỉ có thành phố Thiên tân được cử 3 người. Lưu trước sau đã chiến thắng lão kỳ thủ Quách Dục Như của Thạch gia trang, đệ nhất cao thủ Thiên tân Vương Gia Nguyên, cuối cùng mà giành được ngôi á quân. Lưu dù chưa giành được ngôi quán quân, nhưng lại được cử đi tham gia giải toàn quốc 

Giải cá nhân toàn quốc năm 1964 được tổ chức ở Hàng châu, tham gia giải là quán quân các khu tự trị, các thành phố, các tỉnh. Trước giải, bên thể thao của Hà bắc có làm một công văn, hi vọng xin thêm được một suất tham gia, và Lưu đã may mắn giành được suất tham gia đó. 

Vòng đầu tiên, Lưu giành chiến thắng trước cao thủ của Giang tô Châu Thuận Phát, về sau lại thắng Quảng đông Trần Bá Tường, Triết giang Lưu Ức Từ… cuối cùng với 7 thắng, 7 thua, 4 hòa, xếp thứ 16 toàn giải. Thành tích này dù chẳng to tát gì, nhưng nếu chiếu theo quy định thăng cấp bây giờ mà nói, cũng đã đạt được tư cách phong đại sư.   

Cũng chính trong giải này, Lưu đã kết giao với “đông bắc hổ” Vương Gia Lương. Ván hai người gặp nhau là hòa, sau ván Vương đã tìm riêng Lưu và hỏi rằng: “cậu có muốn chơi cho đội Hắc long giang không?” Lưu sung sướng gật đầu đồng ý.  

Ngày 1 tháng 3 năm 1965, dù đã nói là vào xuân, nhưng ở Cáp nhĩ tân vẫn còn rất lạnh, gió lạnh như cắt da cắt thịt người ta, trên đường Hòa bình, một cậu bé đang lê bước mệt nhọc đi về phía trước. Cậu chỉ mặc một manh áo rét đã cũ sớn, đầu trùm kín, trên vai khoác một chiếc bị hành lý nhỏ. Cậu bé đó chính là Lưu Điện Trung. 

Lưu vì sao mà rời bỏ quê tới vùng Cáp nhĩ tân này? Hóa ra khi ấy Hà bắc chưa có dự định thành lập đội cờ, Lưu cho rằng danh tiếng của Vương Gia Lương rất lớn, đến Hắc long giang có thể học cờ, lại trở thành thành viên chính thức của đội, Lưu có thể không còn phải lo cơm, áo, gạo, tiền. Bởi vậy, Lưu đến đây và trở thành một thành viên của Hắc long giang.
Lưu Điện Trung từ nhỏ do sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chật chất, vì thể mãi chẳng lớn lên được. Khi mới gia nhập Hắc long giang, thì Lưu vừa gầy , khi ấy cuốn tiểu thuyết “Hồng nham” đang rất thịnh hành, mọi người đều nói Lưu trông rất giống nhân vật “Tiểu la bốc đầu” trong tiểu thuyết, thế là Lưu có ngoại hiệu “Tiểu la bốc đầu” từ đó. Đến bây giờ, Lưu đã già, dù mọi người không còn gọi Lưu là “Tiểu la bốc đầu”, nhưng những lúc đùa vui, vẫn có người nhắc tới cái tên “Tiểu la bốc đầu”. 

Ở đội Hắc long giang, cuộc sống của Lưu đã thay đổi rất nhiều, mỗi tháng được nhận 5 tệ, mỗi ngày còn có 3 bữa ăn, kết quả không tới 1 năm, trông Lưu đã thay đổi hoàn toàn, so với thời gian trước lớn hơn rất nhiều, nhiều người đã không còn nhận ra đó là “Tiểu la bốc đầu”.   

Khi ấy, đội Hắc long giang bao gồm: Vương Gia Lương, Kim Khởi Xương, Trương Đông Lộc, Lý Trung Kiện, thêm Lưu gia nhập, thực lực quả là rất mạnh. Suốt cả ngày, Lưu cùng Vương Gia Lương, Kim Khởi Xương chơi cờ, thẩm cờ. Lưu tới Hắc long giang không lâu, thf tham gia giải giao hữu “tam tỉnh” Hắc long giang, Quảng đông, Bắc kinh, kết quả Lưu đã giành thắng lợi trước các danh tướng như Phó Quang Minh, Tăng Như Ý, Trần Bách Tường, và với thành tích 3 thắng 3 hòa, Lưu đã giành ngôi vô địch. Không dừng lại ở đó, tiếp theo khi tham gia giải “tứ tỉnh” Hắc long giang, Cát lâm, Quảng đông, Bắc kinh Lưu cũng giành được thành tích rất ấn tượng. Mọi người thường bảo rằng: “Tiểu la bốc đầu” của Hắc long giang thật lợi hại.  

Giải cá nhân toàn quốc năm 1965 tổ chức ở Ngân xuyên- Ninh hạ. Có tất cả 40 cao thủ từ khắp nơi trên đất nước tụ hội về đây tranh tài. Kết quả cuối cùng Lưu giành vị trí thứ 12. Sau giải Lưu nói: “Lẽ ra kết quả sẽ còn tốt hơn, vấn đề chủ yếu là do quá lạc quá, quá ham công sát, nhiều ván lẽ ra thắng đã để thua ngược”.  

Về sau, Lưu tiến hành nghiên cứu trọng điểm đối với kỳ nghệ của Hồ tư lệnh. Lưu cho rằng, khi ấy lý luận kỳ nghệ tốt nhất là của Hồ tư lệnh, Vương Gia Lương, Hà Thuận An. Tứ đó, Lưu bắt đầu tiến bước đi trên con đường nghiên cứu hệ thống lý luận cờ tướng   

Trải qua một năm khổ luyện, kỳ nghệ của Lưu đã được nâng cao hơn trước. Lưu tự tin bước vào tranh tài trong giải cá nhân toàn quốc năm 1965 diễn ra ở Hà nam. Nhưng, trong những cuộc quyết chiến, dù đã chiếm tiên thủ trong khai cuộc, thì Lưu vẫn để bị phản kích. Nếu như thắng 1 trong 2 ván cuối cùng là Lưu có thể lọt vào top 4, nhưng Lưu lại để thua cả hai, cuối cùng chỉ giành được hạng 7. Sau này Lưu bảo: “Điều đó cho thấy, khi ấy công phu khống chế toàn cục của tôi chưa bằng người ta, so với cao thủ kinh nghiệm vẫn chưa bằng”.   

Sau cuộc chiến ở Hà nam trở về Cáp nhĩ tân, Lưu lại càng nỗ lực hơn, chuẩn bị cho những mục tiêu cao hơn, nhưng đúng lúc ấy, cuộc đại cách mạng văn văn hóa nổ ra, cơn lũ cách mạng văn hóa quét qua Hắc long giang, Lưu cũng không thể thoát ra khỏi vòng xoáy ấy.  

”Khi ấy, tôi còn quá trẻ, quá bồng bột, khi ấy cứ nghĩ rằng là theo Mao chủ tịch làm cách mạng, mấy năm trời tham gia những chuyện vô bổ, quả là lãng phí thời gian” Lưu nhớ lại.  

Cờ tướng là tất cả những gì trong cuộc đời Lưu, Lưu không thể rời xa nó, càng không thể không có nó, nhưng trong thời kỳ “văn cách”, cờ tướng bị liệt vào một trong “tứ cựu”, quân cờ, kỳ phổ đều bị đốt hết. Trong lòng Lưu thật sự rất muốn ngồi xuống mà luyện cờ.  

Sau khi giới thể thao thực hiện quân quản, công nhân và vận động viên, huấn luyện viên bị đưa về nông thôn, tiến hành lao động, rèn luyện, hơn 100 người trong một căn phòng lòng, kể ra cũng rất náo nhiệt. Tiếp theo, là giai đoạn thanh lọc đội ngũ, do Lưu đã từng có những lời phát biểu không hợp thời, nên bị nhốt, bị phê bình. Cuối cùng do tuổi nhỏ mà bị đẩy đi.  

Về sau, Lưu chuyển tới nông thôn với tư cách là thành viên của đội “tuyên truyền tư tưởng Mao chủ tịch” làm “thôn quản”, tổ chức dạy học nông dân, làm đấu tranh giai cấp… Nói tới thời gian này Lưu nói: “Nghĩ tới thời gian đó, kể ra cũng có chút thú vị, tôi đã làm không ít chuyện tốt, nhưng cũng mắc không ít sai lầm. Tiếp nhận sự rèn luyện, giáo dục thời ấy, điều đó cũng rất có lợi cho việc chơi cờ của tôi về sau.  

Năm 1970, thời gian cải cách đội ngũ thể dục đã đi vào hồi cuối, Hắc long giang lại chuẩn bị nhân mã. Lãnh đạo thể dục tỉnh muốn giữ Lưu lại. Nhưng lúc ấy, Lưu nhận được thư của bố, kiên quyết gọi Lưu trở về Đường sơn. Sau nhiều lần đắn đo, suy nghĩ, cuối cùng Lưu cho rằng lệnh cha khó cưỡng, thế là Lưu quyết định quay trở về Đường sơn.

Khoác hành lý lên vai, Lưu bước đi trên con đường trở về Đường sơn, Liệu cái gì đang chờ đợi Lưu ở phía trước.

5. Kế thừa nghiệp cha


Sau khi Lưu trở về Đường sơn, tìm được một công việc không tồi trong một công xưởng điện khí, lương mỗi tháng 32 tệ. Nhưng do khoảng cách từ nhà tới đơn vị rất xa, Lưu phải đạp xe đi làm. Có một ngày, trên đường đi làm, do xe không tốt, chân tay lại luống cuống, vô tình Lưu tông vào người ta, bản thân Lưu cũng bị trầy xước, may mà không tông vô tường, không thì không biết sẽ thế nào. 

Lưu chỉ làm ở đó có 40 ngày, bố Lưu vì thổ huyết mà đột nhiên bệnh thêm trầm trong, Cả nhà chẳng đã chẳng có thu nhập, cuộc sống bỗng thêm khó khăn. Mẹ kế, ba đứa em, thêm bản thân Lưu nữa, tất cả chỉ trông chờ vào 32 tệ đồng lương của Lưu.   

Vì để nuôi miệng ăn của cả gia đình, Lưu quyết định đổi công việc cho người ta, bắt đầu lao xuống mỏ làm việc. Ngày đó, kỹ thuật chưa phát triển, người làm dưới mỏ rất vất vả, mệt nhọc, hơn nữa rất dễ mắc các bệnh đặc thù, dù lương của công nhân dưới mỏ rất cao, nhưng không có nhiều người nguyện ý làm. Bố Lưu cả một đời làm công nhân dưới mỏ, kể ra cũng có những hiểu biết nhất đinh, khi còn tại thế, ông luôn khuyên con cái rằng, đừng bao giờ làm kiếp công nhân mỏ. Vậy mà, lúc này vì để nuôi sống cả gia đình, Lưu lại phải lao vào con đường ấy.  

Mối ngày, công nhân mỏ chỉ ngủ 5 tiếng, ăn sáng xong là chuẩn bị xuống mỏ. Thông thường mà nói chỉ phải làm 8 tiếng dưới mỏ, 5 giờ chiều có thể lên, cũng không phải là quá tồi. Giờ ăn trưa, cũng không thể lên trên, trước khi xuống mỏ mọi người đều phải đem theo đồ ăn, buổi trưa của Lưu quá đạm bạc, qua buổi trưa một chút là bụng đã đói. Cứ sống như thế, Lưu trở nên gầy rộc, lúc mới bắt đầu, Lưu không thể chịu đựng nổi, nhưng qua một thời gian sau, Lưu cũng thích ứng được, còn được nâng bậc công nhân lên bậc 4, mỗi tháng có 56 tệ tiền lương, thêm vào tiền trợ cấp, thu nhập mỗi tháng cũng xấp xỉ bảy tám mươi tệ, cuộc sống gia đình cũng bớt đi phần cam go

Ngày ấy, làm dưới mỏ, điều kiện không tốt, nguy hiểm vô cùng, bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ xảy ra tai nạn. Lưu đã trải qua một quãng thời gian không thể quên trong đời như vậy. 

Cuộc sống dưới mỏ dù vất vả, khó khăn, thông thường ai cũng phải thích ứng, nhưng những áp lực tinh thần thường làm người ta khó tiếp nhận nổi. Cuộc sống dưới mỏ, dạng người nào cũng có. Bọn họ đại đa số là vì sự nghiệp kiến thiết xã hội chủ nghĩa và cống hiến vì sự nghiệp khai mỏ của tổ quốc, nhưng cũng không ít người là vì bị cuộc sống bức bách, vì đãi ngộ dưới mỏ cao hơn mà họ lao vào mỏ, còn có những người vì trốn tránh pháp luật mà xuống mỏ, khi ấy cuộc sống dưới mỏ vô cùng phúc tạp. Ngày ấy còn có chuyện rằng, một người khi ở trên mỏ còn rất tốt, nhưng khi đã xuống mỏ là biến đổi trầm trọng, lột xác thành con người khác hoàn toàn, thích gây gổ, động chân động tay…  

Mỗi khi nhớ tới quãng thời gian ấy, trên mặt Lưu luôn trầm lặng trở lại, Lưu nói: “khi ấy, có một vị bằng hữu làm dưới mỏ cùng tôi đã hỏi tôi rằng: “vì sao con người ta khi xuống mỏ làm, làm bộc lộ dã tính như vậy?”. Câu trả lời rất đơn giản, đó là bởi chính trị, là bởi khi ấy đang đấu tranh giai cấp, đã xuống mỏ là có chút “lao cải”. Sinh hoạt không tốt là bị giai cấp đối lập quấy nhiễu, sau khi lên khỏi mỏ chuẩn bị mà nhận phê bình. Có thể nói là do hoành cảnh dưới mỏ và không khí chính trị khi ấy làm con người ta thay đổi tính nết.

6. Thu nhận Lý Lai Quần

Lưu làm dưới mỏ trong khoảng thời gian 5 năm, năm 1974 các hoạt động văn hóa thể thao dần dần được khôi phục, giải cờ toàn quốc cũng được khôi phục. Chủ tịch Lý Ngọc Lâm của mỏ nên Lưu làm việc vốn biết kỳ nghệ của Lưu rất cao thâm, là nhân tài khó gặp nên đã điều Lưu sang bên hiệp hội thể thao làm việc. Và như thế Lưu quay trở lại với cờ tướng.

Công nhân mỏ rất yêu thích cờ tướng, đây dường như là truyền thống. Khi ấy, kỳ nghệ của Đường sơn so với Sơn tây, Nội mông cổ, Bắc kinh, Thiên tân… là cao hơn, hơn nữa 4 vị tượng kỳ đại sư sớm nhất của tỉnh Hà bắc là Lưu Điện Trung, Trình Phúc Thần, Tôn Thụ Thành, Cảnh Học nghĩa đều xuất thân từ công nhân mỏ

Lưu vừa tới Tân Cương không lâu, Thạch gia trang bèn khẩn khoản mời Lưu tới, hi vọng Lưu lãnh quân tham gia giải vô địch Hà bắc năm 1975 diễn ra ở thành Hàm đan. Trong giải, Lưu phát hiện ra rằng, phàm là khi Lưu thi đấu, luôn có 1 đứa trẻ 14, 15 tuổi đứng ở bên chăm chú quan sát bàn cờ, hơn nữa ánh mắt của thằng bé luôn lộ ra sự khâm phục, ngưỡng mộ.

Đứa trẻ ấy rất gầy guộc, khuôn mặt xanh xao có lẽ là do ăn uống thiếu thốn. Nhờ người ta giới thiệu, Lưu mới biết đứa trẻ ấy tên gọi Lý Lai Quần, là một tiểu kỳ thủ rất có danh tiếng ở thành Hàm đan. Sau khi hai người quen biết, Lý khẩn khoản đề nghị giao lưu cờ cùng Lưu. Lưu vui vẻ nhận lời và nhường Lý một mã, kết quả hai người bắt tay nói hòa, trong ván cờ Lưu phát hiện ra tư duy của Lý rất mẫn tiệm, kỳ phong sắc xảo, tính toán chính xác, cảm giác cờ rất tốt, quả là có cốt cách chơi cờ, thế nào để khích lệ Lý, Lưu đã nói: “cậu chơi rất tốt, chỉ cần cố gắn, sẽ còn tiến xa”. Đây là lần đầu tiên Lưu- Lý gặp nhau.

Năm 1975, cờ tướng là một trong những hạng mục của đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 3, Hà bắc cũng thành lập đội tham gia. Thế là, lãnh đão bèn điều Lưu về gánh trọng trách huấn luyện đội tham gia, thành viên khi ấy có Tôn Dũng Sinh, Bành Đức Nhuận, Trình Phúc Thần. Giải đấu chia làm 3 giai đoạn là vòng sơ loại, vòng loại và vòng chung kết. Vòng sơ loại được tổ chức ở Thượng hải vào tháng sáu. Ở vòng sơ loại, Lưu nhanh chóng giành vị trí thứ nhất của tiểu tổ mình tham gia.

Tháng 9, các hạng mục thi đấu của đại hội thể dục thể thao toàn quốc diễn ra ở Bắc kinh, cờ tướng cũng diễn ra vòng loại. Lưu cùng tổ với Dương Quan Lân, Tào Lâm, Đinh Phong, Lý Quốc Huân… Kết quả, Lưu nhất lộ quá quan trảm tướng, với thàng tích bất bại 5 thắng 2 hòa, Lưu một lần nữa giành vị trí nhất tổ. Đặc biệt là ván đấu với Dương Quan Lân, Lưu đánh vô cùng xuất sắc, tới đoàn trưởng của đoàn Hà bắc cũng tới chúc mừng chiến thắng này.

Trong vòng chung kết chỉ còn lại 4 người Lưu, Dương Quan Lân, Hồ Vinh Hoa và Tưởng Chí Thân. Do vòng sơ loại và vòng loại, Lưu luôn giành vị trí nhất tổ, cho nên niềm tin đoạt chức vô địch lần này đã tăng lên gấp bộ, nhưng đây đồng thời cũng làm cho Lưu nảy sinh ý niệm cầu thắng. Ván đầu tiên đấu với Dương Quan Lân, do tư tưởng chủ quan, chuẩn bị không đủ, không chọn được bố cục tốt nên bị Dương lão kích bại; Ván 2 hòa với Tưởng Chí Thân; ván 3 kịch chiến với Hồ Vinh Hoa, dù khai cuộc thành công, nhưng đáng tiếc về sau do thời gian cấp bách, Lưu đã để Hồ Vinh Hoa đảo ngược tình thế. Dù chỉ giành được hạng 4, nhưng Lưu đã gây được tiếng vang không nhỏ
Lưu Điện Trung thu nhận Lý Lai Quần giống như truyện Đường tam tạng thu nhận Tôn Ngộ Không trên đường đi lấy kinh. Từ khi hai người liên hợp, đã gây dựng nên đội cờ Hà bắc, dần dần trở thành một đội cờ uy chấn trên kỳ đàn. Lưu Điện Trung và Lý Lai Quần dù là tình sư đồ nhưng cũng là tình bằng hữu.

Năm 1976, sau khi giải vô địch Hà bắc kết thúc, Lưu Điện Trung dù vẫn là công nhân mỏ, nhưng về cơ bản chủ yếu là lưu lại Thạch gia trang, bên thể thao tỉnh đã giao cho Lưu kiến lập đội cờ của tỉnh. Lưu chọ ra một bộ phận để huấn luyện, và người đầu tiên được chọn chính là Lý Lai Quần. Giữa tháng 7, hai người họ đi Lam châu tham gia giải toàn quốc, Lưu thể hiện rất tốt, với thành tích 8 thắng, Lưu đã xếp đầu tổ thi đấu của mình. Nhưng tiếc rằng, vòng quyết đấu đã không được tổ chức, về sau Lưu trở về Đường sơn thằm người thân, chuyến đi ấy đã gặp phải cơn động đất ở Đường sơn.

Tối ngày 27 tháng 7, cũng giống như mọi người, sau khi ăn cơm tối sau, mọi người là ra phố hóng mát, ngồi luận đàm chuyện thiên hạ. Tối hôm ấy, Lưu đến nhà một người bạn hữu, cho đến 1 giờ sáng mới trở về nha. Mới chợp mắt được một lúc, đột nhiên bên ngoài nổi gió lớn. Lưu bị đánh thức dậy, chạy ra ngoài xem có chuyện gì, chẳng có gì xảy ra, trở về phòng nằm xuống là ngủ luôn.

Bỗng nhiên mặt đất bị rung chuyển mạnh, mọi thứ trong phòng bị lắc lư, chao đảo. Lưu giật mình tỉnh giấc, chẳng hiểu chuyện gì chạy ra ngoài, nhưng cửa phòng đã bị hỏng, dù dùng sức thế nào cũng không mở được, không còn cách nào Lưu đành trèo qua cửa sổ để ra ngoài.
Bên ngoài mưa to, gió lớn, bầu trời một màu đen, cả thành Đường sơn dường như chìm trong tiếng kêu “cứu mạng”. Lưu lúc này mới vỡ ra, là động đất rồi. Điều làm Lưu cảm thấy may mắn chính là, người trong nhà đều đã chạy ra người, không ai bị thương. Đợi đến khi trời sáng, các hàng xóm nhà Lưu đã có 7, 8 người thiệt mạng, trong lòng Lưu thật thê lương.

“Đại nạ không chết, trong họa có phúc, mấy căn hộ bình dân của chúng tôi không đổ, nói ra cũng có nguyên nhân” Nói tới chuyện này, trên khuôn mặt Lưu rõ ràng lộ ra nét bi thương, đau khổ.

Nguyên là một dải khu gia đình Lưu thuộc diện di dời, dều là nhà trệt và nhà tầng mới. Nhà tầng điều kiện tốt để dành cho cán bộ lãnh đạo, lão bách tính chỉ ở nhà trệt. Khi động đất nhà tầng đều đổ hết, nhà trệt do tường kiên cố, nóc nhẹ nên không sập.

“Trời xanh cũng có mắt” luôn chuyển chủ đề nói: “tôi đã qua nửa đời người, trải qua 3 năm khốn khó do thiên tai, rồi làm dưới mỏ, lại gặp phải động đất, nếm không ít giản khổi, trải qua bao chuyện sống chết, có kinh nghiệm sống như vậy làm nền tảng, khổ nào cũng sẽ vượt qua được. Và điều quan trọng nhất là đã tôi rèn ý chiến kiên cường tiến lên trong tôi.

Nghe nói Đường sơn xảy ra động đất, Lý Lai Quần lòng như lửa đốt, trong lòng luôn nghĩ: “không biết Lưu sư phụ có bị sao không? Mình phải đi xem sao”. Thế là Lý bỏ hết công chuyện, vội vàng đáp tàu đi Đường sơn.

Sư đồ hai người bọn họ gặp nhau. Lưu Điện Trung cảm tạ Lý Lai Quần có thể tới thăm mình, bèn đặc biệt mua một con cá to về liên hoa. Ngờ đâu, ăn cá xong, Lý Lai Quần toàn thân nổi mẩn ngứa đỏ, toàn thân ngứa ngày khó chịu. Lưu vốn dĩ muốn làm chuyện tốt, ngờ đâu lại làm hại đồ nhi, Lưu chỉ biết thầm cơm khổ. Và cũng chính Lưu tự tay sắc thuốc, ở bên chăm sóc cho tới khi Lưu khỏi bệnh mới thôi.

Trong sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, tình bạn hữu giữa hai sư đồ ngày càng thắm thiết. Ví phát triển sự nghiệp cờ tướng, vì sự quật khởi của đội cờ Hà bắc, một mục tiêu chung đã làm hai con tim dần kết nối lại với nhau.

7. Sự nổi lên của đội cờ Hà bắc

Năm 1977 Lưu Điện trung 29 tuổi, tháng 1 năm ấy Lưu kết hôn, sau khi thành gia đương nhiên là phải lập nghiệp.

Trong cơn động đất lớn ở Đường sơn, Lưu chẳng mảy may bị thương, nhưng sau cơn động đất kỳ nghệ của Lưu lại “hoạt bát”. Lúc ấy, Lưu chưa từng nghĩ nhiều làm thế nào để thay đổi trạng thái này, và Lưu đem hết tinh lực để kiến lập đội Hà bắc.

Cuối năm 1977, thành Hàm đan tổ chức giải giao hữu “Hàm đan bôi”. Ngoại trừ Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa thì tất cả các cao thủ trên toàn quốc đều kéo về tham dự. Giải có 12 vòng, Lý Lai Quần với thành tích 11 thắng 1 thua đã giành ngôi vô địch một cách thuyết phục, đây không chỉ là tiếng sấm giữa thành Hàm đan, mà còn là tiếng vang lớn trên kỳ đàn, An Huy, Cam túc, Hắc long giang đều muốn mời Lý về đầu quân cho đội mình. Đặc biệt “đông bắc hổ” Vương Gia Lương rất muốn đưa Lý về chơi cho Hắc long giang.

Bố Lý Lai Quần tới tìm Lưu Điện Trung nói: “do cuộc sống gia đình rất khó khăn, nên không muốn để con trai theo nghiệp cờ, mà muốn nó tìm một công việc gì đó ổn định hơn”. Bên thể thao của thành Hàm đan cũng tìm Lưu nói:” để Lý lưu lại hàm đan, hãy để Lý ra đi đầu quân cho đội khác, bọn họ không thể làm chủ được”. thậm chí có vị lãnh đạo còn nói rằng: “chúng ta không có đội cờ, đừng để lỡ tiền đồ của Lý, hãy để Lý đi ra bay nhảy”.

“Vậy phải làm sao, nếu để Lý ra đi, về sau tôi cũng không chơi cờ. Trong lòng Lưu thầm hạ quyết tâm. Lưu quyết một chuyến tìm lãnh đạo thể thao tỉnh, thuyết phục bọn họ lưu giữ Lữ. Cuối cùng, lãnh đạo thể thao tỉnh cũng đồng ý để Lý là thành viên của đội Hà bắc. Lúc này, Lưu vẫn là người của bên ngành mỏ, chỉ là người được điều động tới Thạch gia trang, chưa chính thức là người của đội Hà bắc, cục diện này vẫn kéo dài cho đến năm 1978 khi đọi Hà bắc giành hạng 4 giải đồng đội toàn quốc.

Chim nhạn đủ lông mới có thể bay về phương xa. Lưu Điện trung sau khi chính thức gia nhập đội Hà bắc, việc đầu tiên Lưu làm chính là xây dựng đội ngũ. Lưu một thân một mình bắc tiến Đường sơn, nam hạ Hàm đan, dựa vào đôi mắt tinh tường của mình hi vọng có thể tìm được “thiên lý mã” để có thể vượt ‘sở hà hán giới”. Và như thế Hoàng Dũng, Diêm Ngọc Tỏa, Diêm Văn Thanh, Hồ Minh, Cang Thu Anh, Hạo Cúc Hoa lần lượt gia nhập đội, chỉ trong một thời gian ngắn, đội cờ Hà bắc đã thành lập thành công. Về sau, cùng với sự phát triển và mở rộng không ngừng của đội ngũ, thành viên đội Hà bắc không ngừng tăng lên, đội nam đã có 6 người, đội nữ đã có 3 người. Dưới những yêu cầu nghiêm khắc của Lưu Điện Trung, trải qua mấy năm huấn luyện, các thành viên trong đội đã có bước tiến mãnh liệt.
Lưu Điện Trung, một dấu chân phong trần Reviewed by Nguyễn Thanh Hiệp on 1:06 PM Rating: 5

No comments:

All Rights Reserved by Nguyễn Thanh Hiệp © 2014 - 2015
Powered By Blogger, Shared by The Free Themes

Biểu mẫu liên hệ

Name

Email *

Message *

Nguyễn Thanh Hiệp. Powered by Blogger.